1 “Chữ người tử tù"-“Vang bóng một thời” Mon Jan 03, 2011 5:50 pm
lovemyzip
Tiểu học
Tác giả
Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
Xuất xứ, chủ đề
- “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”.
- Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương.
Phân tích
1. Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này.
2. Thơ lại: kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan. Một con người sắc sảo và có tâm điền tốt. Mới đọc công văn và nghe ngục quan nói về Huấn Cao, y đã biểu lộ lòng khâm phục: “thế ra y văn võ đều có tài cả, chà chà!”. Sau đó lại bày tỏ lòng thương tiếc: “… phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy thương tiếc”. Sau nhiều lần thăm dò, thử thách, ngục quan đánh giá viên thơ lại: “Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết yêu mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”, Suốt nửa tháng, tử tù ở trong buồng tối vẫn được viên thư lại gầy gò “dâng rượu và đồ nhắm”. Y đã trở thành kẻ tâm phúc của ngục quan. Sau khi nghe tâm sự của ngục quan “muốn xin chữ tử tù”, viên thư lại sốt sắng nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi y chạy ngay xuống trại giam đấm cửa thùm thùm gặp Huấn Cao. Nhờ y mà ngục quan xin được chữ tử tù. Trong cảnh cho chữ, viên thơ lại run run bưng chậu mực. Đúng y là một người biết yêu mến khí phách, biết tiếc biết trọng người có tài. Nhân vật thơ lại chỉ là một nét vẽ phụ nhưng rất thần tình, góp phần làm rõ chủ đề.
3. Ngục quan
- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, ngục quan có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù - Huấn Cao và các đồng chí của ông.
- Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng ngục quan vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.
- Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, ngục quan lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của ngục quan, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, ngục quan và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là ngục quan.
- Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lục bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.
- Có thể, sau khi Huấn Cao bị giải vào Kinh thụ hình thì cũng là lúc ngục quan trả áo mũ, “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy thiên lương cho lành vững và thực hiện cái sở thích chơi chữ bấy nay? Nguyễn Tuân đã xây dựng ngục quan bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật ngục quan đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
4. Huấn Cao: là nhân vật bi tráng, cao đẹp mang màu sắc lãng mạn.
a - Lúc đầu được giới thiệu gián tiếp qua một tiếng đồn: “cái người mà vùng tỉnh ta vẫn khen…”, “nhiều người nhấc nhỏm đến cái danh đó luôn…”, “một tên tù có tiếng là…”, và “thầy có nghe người ta đồn…” - Đó là một con người không phải tầm thường!
- Ngục quan và viên thơ lại mới “kiến kì thanh” mà đã tâm phục Huấn Cao, họ trầm trồ: “Người đứng đầu…”, “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp…”, một tử tù lừng lẫy tiếng tăm “văn võ đều có tài cả”…
- Lấy xa để nói gần, lấy bóng làm lộ hình, sử dụng lối tả gián tiếp… đó là bút pháp Nguyễn Tuân vận dụng sáng tạo để giới thiệu nhân vật, tạo ra sự cuốn hút nghệ thuật kì diệu.
b - Là một nhà nho kiệt hiệt dám chọc trời khuấy nước. Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang. Chết chém cũng chẳng sợ. Một tinh thần gang thép “vô úy” bất khuất. Một cái “rỗ gông” trước của ngục. Một câu miệt thị ngục quan: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi đừng tới quấy rầy ta”. Không phải ai cũng có cái gan dám thách thức cường quyền bạo lực thế đâu?
c - Coi khinh vàng ngọc. Không vì vàng ngọc, vì quyền uy mà “ép mình viết bao giờ?”. Chữ thì quý thật? Nhất sinh ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng ba người bạn thân. Không chỉ đẹp ở nét chữ, mà mỗi chữ, mỗi bức thư họa của Huấn Cao là một bức châm, thể hiện một lý tưởng tung hoành, một hoài bão, một đạo lý cao đẹp. Chữ của Huấn Cao cho thấy cái tài, cái tầm nhìn của kẻ sĩ chân chính mà ta ngưỡng mộ và kính phục.
d - Với Huấn Cao thì thiên lương là ngọn lửa, là “ánh sáng đỏ rực” như ngọn đuốc kia. Nếu ngục quan tâm phục con người nghĩa khí, tài hoa thì Huấn Cao lại nể trọng con người biệt nhỡn liên tài. Suốt đời ông chỉ “cúi đầu vái lạy hoa mai” thế mà khi nghe viên thơ lại nói lên tâm sự của chủ mình muốn “xin chữ”, Huấn Cao đã ân hận nói: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh “cho chữ” được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn gợi lên một không khí thiêng liêng bi tráng. Phóng giam ẩm ướt bẩn thỉu, hôi hám. Lửa đuốc sáng rực. Tấm lụa trắng. Chậu mực thơm lắm. Ba cái đầu cúi xuống tấm lụa trắng. Huấn Cao hiện ra với vẻ uy nghi, hào hùng. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, Huấn Cao vung bút viết. “Những nét chữ vuông vắn rõ ràng” hiện lên rực rỡ trên phiến lụa óng. Tư thế đĩnh đạc ung dung. Mai kia ông đã bước lên đoạn đầu đài, nhưng đêm nay ông vẫn ung dung. Một cử chỉ “đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy”. Một lời khuyên: “Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi… thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Với Huấn Cao thì thiên lương là cái gốc của đạo lý, có giữ được thiên lương mới biết quý trọng tài năng và cái đẹp ở đời.
Ở con người Huấn Cao, từ cử chỉ, hành động đến ngông ngữ, từ nét chữ đến phong thái - đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường, vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ, bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại trân trọng kẻ biệt nhỡn liên tài, coi thường vàng bạc quyền uy mà lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng những ẩn dụ so sánh, những tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ kính, bi tráng nâng nhân vật Huấn Cao lên một tầm vóc lịch sử. Văn học lãng mạn thời tiền chiến chỉ có một Huấn Cao đẹp hào hùng như vậy.
Kết luận
Đọc “Chữ người tử tù” ta càng thấm thía điều mà Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời độc thoại và đối thoại, khắc họa tính cách nhân vật… hầu như không có một chi tiết nào thừa. Ba nhân vật cùng đồng thời xuất hiện. Cảnh cho chữ là cao trào, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều hướng về cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội.
Hai câu văn: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, và: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” - đẹp như những bức châm trong các thư họa nghìn xưa lưu lại trong các viện bảo tàng mĩ thuật. Cũng là bài học làm người sáng giá!
Phan tich tac pham “Chữ người tử tù"-“Vang bóng một thời”
Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
Xuất xứ, chủ đề
- “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”.
- Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương.
Phân tích
1. Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này.
2. Thơ lại: kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan. Một con người sắc sảo và có tâm điền tốt. Mới đọc công văn và nghe ngục quan nói về Huấn Cao, y đã biểu lộ lòng khâm phục: “thế ra y văn võ đều có tài cả, chà chà!”. Sau đó lại bày tỏ lòng thương tiếc: “… phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy thương tiếc”. Sau nhiều lần thăm dò, thử thách, ngục quan đánh giá viên thơ lại: “Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết yêu mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”, Suốt nửa tháng, tử tù ở trong buồng tối vẫn được viên thư lại gầy gò “dâng rượu và đồ nhắm”. Y đã trở thành kẻ tâm phúc của ngục quan. Sau khi nghe tâm sự của ngục quan “muốn xin chữ tử tù”, viên thư lại sốt sắng nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi y chạy ngay xuống trại giam đấm cửa thùm thùm gặp Huấn Cao. Nhờ y mà ngục quan xin được chữ tử tù. Trong cảnh cho chữ, viên thơ lại run run bưng chậu mực. Đúng y là một người biết yêu mến khí phách, biết tiếc biết trọng người có tài. Nhân vật thơ lại chỉ là một nét vẽ phụ nhưng rất thần tình, góp phần làm rõ chủ đề.
3. Ngục quan
- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, ngục quan có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù - Huấn Cao và các đồng chí của ông.
- Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng ngục quan vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.
- Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, ngục quan lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của ngục quan, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, ngục quan và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là ngục quan.
- Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lục bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.
- Có thể, sau khi Huấn Cao bị giải vào Kinh thụ hình thì cũng là lúc ngục quan trả áo mũ, “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy thiên lương cho lành vững và thực hiện cái sở thích chơi chữ bấy nay? Nguyễn Tuân đã xây dựng ngục quan bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật ngục quan đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
4. Huấn Cao: là nhân vật bi tráng, cao đẹp mang màu sắc lãng mạn.
a - Lúc đầu được giới thiệu gián tiếp qua một tiếng đồn: “cái người mà vùng tỉnh ta vẫn khen…”, “nhiều người nhấc nhỏm đến cái danh đó luôn…”, “một tên tù có tiếng là…”, và “thầy có nghe người ta đồn…” - Đó là một con người không phải tầm thường!
- Ngục quan và viên thơ lại mới “kiến kì thanh” mà đã tâm phục Huấn Cao, họ trầm trồ: “Người đứng đầu…”, “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp…”, một tử tù lừng lẫy tiếng tăm “văn võ đều có tài cả”…
- Lấy xa để nói gần, lấy bóng làm lộ hình, sử dụng lối tả gián tiếp… đó là bút pháp Nguyễn Tuân vận dụng sáng tạo để giới thiệu nhân vật, tạo ra sự cuốn hút nghệ thuật kì diệu.
b - Là một nhà nho kiệt hiệt dám chọc trời khuấy nước. Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang. Chết chém cũng chẳng sợ. Một tinh thần gang thép “vô úy” bất khuất. Một cái “rỗ gông” trước của ngục. Một câu miệt thị ngục quan: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi đừng tới quấy rầy ta”. Không phải ai cũng có cái gan dám thách thức cường quyền bạo lực thế đâu?
c - Coi khinh vàng ngọc. Không vì vàng ngọc, vì quyền uy mà “ép mình viết bao giờ?”. Chữ thì quý thật? Nhất sinh ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng ba người bạn thân. Không chỉ đẹp ở nét chữ, mà mỗi chữ, mỗi bức thư họa của Huấn Cao là một bức châm, thể hiện một lý tưởng tung hoành, một hoài bão, một đạo lý cao đẹp. Chữ của Huấn Cao cho thấy cái tài, cái tầm nhìn của kẻ sĩ chân chính mà ta ngưỡng mộ và kính phục.
d - Với Huấn Cao thì thiên lương là ngọn lửa, là “ánh sáng đỏ rực” như ngọn đuốc kia. Nếu ngục quan tâm phục con người nghĩa khí, tài hoa thì Huấn Cao lại nể trọng con người biệt nhỡn liên tài. Suốt đời ông chỉ “cúi đầu vái lạy hoa mai” thế mà khi nghe viên thơ lại nói lên tâm sự của chủ mình muốn “xin chữ”, Huấn Cao đã ân hận nói: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh “cho chữ” được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn gợi lên một không khí thiêng liêng bi tráng. Phóng giam ẩm ướt bẩn thỉu, hôi hám. Lửa đuốc sáng rực. Tấm lụa trắng. Chậu mực thơm lắm. Ba cái đầu cúi xuống tấm lụa trắng. Huấn Cao hiện ra với vẻ uy nghi, hào hùng. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, Huấn Cao vung bút viết. “Những nét chữ vuông vắn rõ ràng” hiện lên rực rỡ trên phiến lụa óng. Tư thế đĩnh đạc ung dung. Mai kia ông đã bước lên đoạn đầu đài, nhưng đêm nay ông vẫn ung dung. Một cử chỉ “đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy”. Một lời khuyên: “Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi… thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Với Huấn Cao thì thiên lương là cái gốc của đạo lý, có giữ được thiên lương mới biết quý trọng tài năng và cái đẹp ở đời.
Ở con người Huấn Cao, từ cử chỉ, hành động đến ngông ngữ, từ nét chữ đến phong thái - đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường, vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ, bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại trân trọng kẻ biệt nhỡn liên tài, coi thường vàng bạc quyền uy mà lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng những ẩn dụ so sánh, những tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ kính, bi tráng nâng nhân vật Huấn Cao lên một tầm vóc lịch sử. Văn học lãng mạn thời tiền chiến chỉ có một Huấn Cao đẹp hào hùng như vậy.
Kết luận
Đọc “Chữ người tử tù” ta càng thấm thía điều mà Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời độc thoại và đối thoại, khắc họa tính cách nhân vật… hầu như không có một chi tiết nào thừa. Ba nhân vật cùng đồng thời xuất hiện. Cảnh cho chữ là cao trào, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều hướng về cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội.
Hai câu văn: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, và: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” - đẹp như những bức châm trong các thư họa nghìn xưa lưu lại trong các viện bảo tàng mĩ thuật. Cũng là bài học làm người sáng giá!
Phan tich tac pham “Chữ người tử tù"-“Vang bóng một thời”