1 Vấn đề Bo-xit ở Tây Nguyên Tue Jul 19, 2011 6:41 pm
chipcoiga
Admin
19-07-2011
Trong lịch sử nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã có những quyết
sách đúng đắn vĩ đại và những sai lầm đau đớn.
Tây Nguyên-mảnh đất thiêng liêng nay sắp phải chịu chi phối bởi bàn tay Kẻ Thù (TQ)!
Chính những quyết sách đúng đắn
đã giành lại cho dân ta chủ quyền Đất Nước và cuộc sống thanh bình hôm
nay. Đầu tiên phải kể đến là trận Điện Biên Phủ. Cùng với cái tinh
thần kéo pháo bằng tay lên tận những điểm cao, dùng xẻng khoét sâu vào
tận lòng đồi trung tâm hang ổ địch để đặt bộc phá…, cái quyết định
thiên tài của Tướng Giáp chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh
chắc tiến chắc đã cho chúng ta làm nên cái kỳ tích “Điện Biên chấn động
Địa cầu”!
Quyết
định vĩ đại thứ hai phải kể đến chính là cú điểm huyệt vào Ban Mê
Thuột làm quân đội Sài Gòn sụp đổ như dãy cờ domino dẫn đến ngày Toàn
thắng, đưa lịch sử dân tộc sang một trang mới.
Còn
những sai lầm: từ Cải Cách Ruộng Đất; Quyết định Tổng tấn công nóng
vội 1968 hao tổn xương máu; cải tạo tư bản tư doanh ấu trĩ; đến việc
ứng xử ngoại giao thiếu khôn khéo dẫn đến Chiến tranh Biên giới 1979
với TQ và Căm-pu-chia… Tất cả đều gây ra nỗi đau rất lớn trong lòng mỗi
người dân Việt. Nhưng vết thương nào rồi cũng có thể liền dần theo
thời gian, và những sai lầm đó vẫn chưa phải là sự hủy diệt.
Còn
hôm nay, trước vấn đề Bô-xít Tây Nguyên, liệu lịch sử VN đương đại có
lại vấp phải một sai lầm nữa không? Có thể thấy dự án khai thác Bô-xit
Tây nguyên không chỉ gây ra một thất bại đau đớn mà sẽ còn mang tính
hủy diệt.
Vấn đề ô nhiểm môi trường
Còn
hôm nay, trước vấn đề Bô-xít Tây Nguyên, liệu lịch sử VN đương đại có
lại vấp phải một sai lầm nữa không? Với một người từng làm công tác
nghiên cứu hóa học, thấy dự án khai thác Bô-xit Tây nguyên không chỉ
gây ra một thất bại đau đớn mà sẽ còn mang tính hủy diệt. Bởi với thực
trạng bảo vệ môi trường ở nước ta như ĐB Quốc hội Danh Út (Kiên Giang)
truy vấn Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: "Vì sao 70% KCN, 90% cơ sở sản xuất
không có hệ thống xử lý nước thải mà vẫn hoạt động? Xử lý vi phạm của
Vedan thế nào? Bộ trưởng nói sẽ tấn công, Thứ trưởng Trần Hồng Hà nói
xử phạt mức cao nhất, vậy đến nay đã có cán bộ công chức nào của Bộ,
địa phương phải từ chức chưa?" (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/812996/)...
trong khi Dự án Bô-xít Tây Nguyên sẽ thải ra lượng bùn thải khổng lồ,
khó xử lý và nguy hiểm hơn nhiều. Vì nó chính là bùn chứa NaOH, một
hydroxit. Sự ô nhiễm dầu mỏ đã là nguy hiểm, nhưng người ta có thể xoa
dầu lên tay, dù có khó chịu nhưng vẫn không sao; sự ô nhiễm chất hữu cơ
cũng nguy hiểm nhưng theo thời gian, như chôn một con chuột chết, nó sẽ
biến dần thành đất; còn NaOH, tức xút ăn da, một hóa chất cơ bản, thì
bền vững muôn đời. Chỉ nhỏ một giọt xút đậm đặc vào tay thôi sẽ là
thủng thịt da! Áo blu mặc trong phòng thí nghiệm của chúng tôi thường
thủng lỗ chỗ vì nó bắn vào… Có thể dễ dàng dùng a-xit trung hòa nó,
nhưng vậy thì lời lãi gì nữa; còn phương án đào hồ chứa lượng bùn đỏ
khổng lồ, với cái thực trạng một nhà máy con con còn xử lý nước thải
không xong, thì chuyện đó sẽ chỉ thành công trên giấy mà thôi!
Vấn đề dân tộc
Trong
“vụ” Bô xít này, việc liên quan nhiều mặt tới TQ cũng là vấn đề làm
nhiều người lo ngại. Nhưng ứng xử cứng rắn một cách thiếu khôn ngoan
dẫn đến cuộc chiến 1979 ngày nào là một kinh nghiệm xương máu cần phải
xét kỹ. Theo cựu Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, sau cuộc chiến, ta
coi việc bình thường hóa với cái ông hàng xóm khổng lồ là cấp thiết,
nhưng khi thực hiện đã rất khó khăn, kể cả việc đưa ra “giải pháp đỏ”
chấp nhận chính phủ mới Cămpuchia có Pôn Pốt; có vị lãnh đạo còn nói Pôn
Pốt là “bạn chiến đấu”; vậy mà phía TQ vẫn không chịu. Chỉ khi TQ cần
bắt tay Mỹ, và ta cũng đến kỳ thay đổi lãnh đạo, việc bình thường hóa
mới được thực hiện. Vì thế trong bài viết về cuốn “Ma chiến hữu” tôi đã
viết:
“Rất
tiếc, trong thời gian qua có một số người … từ góc nhìn cá nhân chưa
suy xét thấu đáo mọi phương diện khi bàn về lĩnh vực rất nhạy cảm và
tối quan trọng là ngoại giao, cái lĩnh vực mà mỗi cử chỉ, lời nói và
hành động dù nhỏ cũng có khi ảnh hưởng đến sinh mệnh của hàng vạn, hàng
triệu người, đến hạnh phúc của cả dân tộc! chẳng ai muốn chạy đua vũ
trang cả, nhưng vẫn có những nước cơm không đủ ăn, vẫn quyết tâm phóng
được tên lửa đạn đạo! Còn nước ta tôi thấy chưa bao giờ nhỏ và yếu như
bây giờ, nền kinh tế vẫn chủ yếu là gia công, sử dụng cơ bắp và bán tài
nguyên là chính; nền khoa học công nghệ có thể lắp ráp được đủ thứ
tinh vi và to lớn nhưng không biết đã chế tạo được hoàn chỉnh một cái
xe đạp chưa? Vì vậy, cần đảm bảo tính công minh của pháp luật tận
diệt lãng phí, tham nhũng và có những chính sách đúng đắn làm cho khoa
học công nghệ, nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Từ đó ta mới
tạo được thế và lực trong ngoại giao. Trong việc giải quyết những tranh
chấp cần có sự cân bằng về cương nhu, cần duy trì chính sách ngoại
giao đa phương, công khai những bất đồng để dựa vào sức mạnh của dư
luận toàn thế giới.
Còn
nếu ai đó chỉ lớn tiếng kích động thù hận, chẳng khác gì đẩy dân ta
vào một cuộc chiến không cân sức và muốn máu của dân ta tiếp tục đổ mãi
mãi?! Như vậy, hành động yêu nước thương nòi lại hóa ra tội ác!”…
Để hiểu thêm về Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên mời các bạn tìm hiểu tại đây (Wikipedia-Việt Nam) click
3 Phản ứng
3.1 Giới lãnh đạo
3.2 Giới trí thức
3.3 Giới tôn giáo
3.4 Khác
4 Quan điểm ủng hộ
4.1 Hiệu ứng kinh tế đối với Tây Nguyên
4.2 Công nghệ hóa quốc gia
5 Quan điểm phản bác
5.1 An ninh quốc phòng
5.2 Hiệu quả kinh tế
5.3 Hậu quả xã hội
5.4 Tác động đối với sức khỏe
5.5 Tác động đối với nguồn điện năng
5.6 Tác động đối với môi trường sinh thái
5.7 Quan hệ Việt-Trung
Trong lịch sử nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã có những quyết
sách đúng đắn vĩ đại và những sai lầm đau đớn.
Tây Nguyên-mảnh đất thiêng liêng nay sắp phải chịu chi phối bởi bàn tay Kẻ Thù (TQ)!
Chính những quyết sách đúng đắn
đã giành lại cho dân ta chủ quyền Đất Nước và cuộc sống thanh bình hôm
nay. Đầu tiên phải kể đến là trận Điện Biên Phủ. Cùng với cái tinh
thần kéo pháo bằng tay lên tận những điểm cao, dùng xẻng khoét sâu vào
tận lòng đồi trung tâm hang ổ địch để đặt bộc phá…, cái quyết định
thiên tài của Tướng Giáp chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh
chắc tiến chắc đã cho chúng ta làm nên cái kỳ tích “Điện Biên chấn động
Địa cầu”!
Quyết
định vĩ đại thứ hai phải kể đến chính là cú điểm huyệt vào Ban Mê
Thuột làm quân đội Sài Gòn sụp đổ như dãy cờ domino dẫn đến ngày Toàn
thắng, đưa lịch sử dân tộc sang một trang mới.
Còn
những sai lầm: từ Cải Cách Ruộng Đất; Quyết định Tổng tấn công nóng
vội 1968 hao tổn xương máu; cải tạo tư bản tư doanh ấu trĩ; đến việc
ứng xử ngoại giao thiếu khôn khéo dẫn đến Chiến tranh Biên giới 1979
với TQ và Căm-pu-chia… Tất cả đều gây ra nỗi đau rất lớn trong lòng mỗi
người dân Việt. Nhưng vết thương nào rồi cũng có thể liền dần theo
thời gian, và những sai lầm đó vẫn chưa phải là sự hủy diệt.
Còn
hôm nay, trước vấn đề Bô-xít Tây Nguyên, liệu lịch sử VN đương đại có
lại vấp phải một sai lầm nữa không? Có thể thấy dự án khai thác Bô-xit
Tây nguyên không chỉ gây ra một thất bại đau đớn mà sẽ còn mang tính
hủy diệt.
Vấn đề ô nhiểm môi trường
Còn
hôm nay, trước vấn đề Bô-xít Tây Nguyên, liệu lịch sử VN đương đại có
lại vấp phải một sai lầm nữa không? Với một người từng làm công tác
nghiên cứu hóa học, thấy dự án khai thác Bô-xit Tây nguyên không chỉ
gây ra một thất bại đau đớn mà sẽ còn mang tính hủy diệt. Bởi với thực
trạng bảo vệ môi trường ở nước ta như ĐB Quốc hội Danh Út (Kiên Giang)
truy vấn Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: "Vì sao 70% KCN, 90% cơ sở sản xuất
không có hệ thống xử lý nước thải mà vẫn hoạt động? Xử lý vi phạm của
Vedan thế nào? Bộ trưởng nói sẽ tấn công, Thứ trưởng Trần Hồng Hà nói
xử phạt mức cao nhất, vậy đến nay đã có cán bộ công chức nào của Bộ,
địa phương phải từ chức chưa?" (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/812996/)...
trong khi Dự án Bô-xít Tây Nguyên sẽ thải ra lượng bùn thải khổng lồ,
khó xử lý và nguy hiểm hơn nhiều. Vì nó chính là bùn chứa NaOH, một
hydroxit. Sự ô nhiễm dầu mỏ đã là nguy hiểm, nhưng người ta có thể xoa
dầu lên tay, dù có khó chịu nhưng vẫn không sao; sự ô nhiễm chất hữu cơ
cũng nguy hiểm nhưng theo thời gian, như chôn một con chuột chết, nó sẽ
biến dần thành đất; còn NaOH, tức xút ăn da, một hóa chất cơ bản, thì
bền vững muôn đời. Chỉ nhỏ một giọt xút đậm đặc vào tay thôi sẽ là
thủng thịt da! Áo blu mặc trong phòng thí nghiệm của chúng tôi thường
thủng lỗ chỗ vì nó bắn vào… Có thể dễ dàng dùng a-xit trung hòa nó,
nhưng vậy thì lời lãi gì nữa; còn phương án đào hồ chứa lượng bùn đỏ
khổng lồ, với cái thực trạng một nhà máy con con còn xử lý nước thải
không xong, thì chuyện đó sẽ chỉ thành công trên giấy mà thôi!
Vấn đề dân tộc
Trong
“vụ” Bô xít này, việc liên quan nhiều mặt tới TQ cũng là vấn đề làm
nhiều người lo ngại. Nhưng ứng xử cứng rắn một cách thiếu khôn ngoan
dẫn đến cuộc chiến 1979 ngày nào là một kinh nghiệm xương máu cần phải
xét kỹ. Theo cựu Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, sau cuộc chiến, ta
coi việc bình thường hóa với cái ông hàng xóm khổng lồ là cấp thiết,
nhưng khi thực hiện đã rất khó khăn, kể cả việc đưa ra “giải pháp đỏ”
chấp nhận chính phủ mới Cămpuchia có Pôn Pốt; có vị lãnh đạo còn nói Pôn
Pốt là “bạn chiến đấu”; vậy mà phía TQ vẫn không chịu. Chỉ khi TQ cần
bắt tay Mỹ, và ta cũng đến kỳ thay đổi lãnh đạo, việc bình thường hóa
mới được thực hiện. Vì thế trong bài viết về cuốn “Ma chiến hữu” tôi đã
viết:
“Rất
tiếc, trong thời gian qua có một số người … từ góc nhìn cá nhân chưa
suy xét thấu đáo mọi phương diện khi bàn về lĩnh vực rất nhạy cảm và
tối quan trọng là ngoại giao, cái lĩnh vực mà mỗi cử chỉ, lời nói và
hành động dù nhỏ cũng có khi ảnh hưởng đến sinh mệnh của hàng vạn, hàng
triệu người, đến hạnh phúc của cả dân tộc! chẳng ai muốn chạy đua vũ
trang cả, nhưng vẫn có những nước cơm không đủ ăn, vẫn quyết tâm phóng
được tên lửa đạn đạo! Còn nước ta tôi thấy chưa bao giờ nhỏ và yếu như
bây giờ, nền kinh tế vẫn chủ yếu là gia công, sử dụng cơ bắp và bán tài
nguyên là chính; nền khoa học công nghệ có thể lắp ráp được đủ thứ
tinh vi và to lớn nhưng không biết đã chế tạo được hoàn chỉnh một cái
xe đạp chưa? Vì vậy, cần đảm bảo tính công minh của pháp luật tận
diệt lãng phí, tham nhũng và có những chính sách đúng đắn làm cho khoa
học công nghệ, nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Từ đó ta mới
tạo được thế và lực trong ngoại giao. Trong việc giải quyết những tranh
chấp cần có sự cân bằng về cương nhu, cần duy trì chính sách ngoại
giao đa phương, công khai những bất đồng để dựa vào sức mạnh của dư
luận toàn thế giới.
Còn
nếu ai đó chỉ lớn tiếng kích động thù hận, chẳng khác gì đẩy dân ta
vào một cuộc chiến không cân sức và muốn máu của dân ta tiếp tục đổ mãi
mãi?! Như vậy, hành động yêu nước thương nòi lại hóa ra tội ác!”…
Để hiểu thêm về Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên mời các bạn tìm hiểu tại đây (Wikipedia-Việt Nam) click