1 Kỳ bí hang cá thần ở Sơn La Wed Oct 26, 2011 7:14 am
congchung1993
Trung học phổng thông
Cá thiêng
Căn nhà sàn của cụ Lò Thị Yên nằm sâu trong thung lũng Xa Căn. Năm nay cụ đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng được cái trí nhớ còn minh mẫn lắm. Cụ không nói được tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ người con của cụ phiên dịch giúp. Hỏi đến chuyện Pa Phi – theo tiếng Thái nghĩa là cá ma – cụ Yên giật mình thon thót. Cụ giơ đôi tay gầy guộc lên xua xua trước mặt người khách lạ với ánh mắt hốt hoảng: Cá ma đấy, không ai được bắt đâu. Ai dám xuống hang động đó bắt cá sẽ bị Giàng bắt vạ đấy. Sống qua gần trăm mùa rẫy nên cụ đã từng chứng kiến bao chuyện thăng trầm về miền đất xa ngái này. Ngày xưa, rừng Xa Căn rộng bát ngát, thú hoang nhiều vô kể. Đêm đêm, cọp còn về dưới gầm nhà sàn bắt trâu bò của bà con. Cuộc sống của người Thái khi ấy trông vào rừng nhiều hơn là làm nương rẫy. Dưới ách cai trị của các quan phìa tạo, bà con thường xuyên thiếu ăn. Vậy mà chẳng ai dám bắt cá về ăn.
Cụ Yên kể tiếp, nước ở miệng hang luôn đầy ặc và trong xanh. Cá ra ăn hàng đàn. Chúng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp như nêm cối vậy. Mỗi khi mùa lũ về, cá lại kéo đến nhiều hơn. Loại cá đó có màu sắc rất khác với những con cá mà bà con bắt được trên sông Đà. Con nào cũng to đẫy đà, dài bằng nửa cái đòn gánh với đủ các màu sắc khác nhau. Hồi nhỏ, cụ Yên đã từng được người lớn dẫn ra xem. Mỗi khi giở trời là lũ cá lên hàng đàn, trông thích mắt lắm. Cái miệng hang rộng bằng gian nhà mà cá cứ chất đầy. Xung quanh hang đá là những cây cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát choán ngợp cả miệng hang động. Người già bảo, đó là cá của trời nên chẳng ai dám bắt về ăn. Ai thích xem cá chỉ việc mang nắm ngô ra vứt xuống cửa hang là đàn cá nối nhau thành hàng lên đớp mồi.
Cái hang đá này bắt nguồn từ đâu, ngay cả những người cao tuổi nhất của bản Xa Căn cũng không biết. Chỉ biết rằng, trước đây rừng rậm còn giữ được thì mực nước cửa hang luôn đầy. Ông Lò Văn Bình, ở bản Xa Căn cũng là người có nhiều kỷ niệm với cái hang cá thần này. Hồi nhỏ, ông thường thả trâu ở bên triền núi. Thi thoảng mấy cậu mục đồng nổi hứng rủ nhau ra xem hang cá thần. Do đến nơi này nhiều nên ông rất thông thạo đường đi của hang động này. Cách cửa hang khoảng 300m về phía Bắc cũng có 1 cái cửa hang mà nước cứ đùn ra suốt ngày. Cửa hang này rộng bằng cái chuồng trâu, cá cũng nổi lên hàng đàn. Mỗi khi ông cùng mấy đứa bạn chăn trâu xuống xem đều phải đi rất cẩn thận vì có đôi rắn hổ mang dài mấy mét, chúng suốt ngày đu mình trên cây cổ thụ trước cửa hang. Ông Bình có về hỏi người già trong bản, các cụ bảo: Đôi rắn này bảo vệ hang cá thần đấy. Quả nhiên, khi ấy chẳng ai dám lại gần cửa hang vì lo rắn cắn. Ông Bình cho rằng, cửa hang này nối thông với 2 miệng hang rộng ở trên núi. Bởi lẽ loại cá ở 2 cửa hang này rất giống nhau. Chúng ra ban ngày, đêm lại chui vào hang, con nào cũng có màu sắc sặc sỡ. Có thể hang động này ăn thông với hang Pa Phi phía trên. Khi ông lớn lên, tham gia kháng chiến, trở lại quê hương thì không thấy đôi rắn thần đâu nữa, suối cá khi ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Quả thực khi nhắc tới hang Pa Phi, người dân nào ở Mường Bon cũng tỏ thái độ rất thành kính. Họ coi đó là hang thiêng nên mới có nhiều loại cá lạ mắt đến thế. Chẳng thế mà không ai dám bắt về ăn. Hang cá thần này vốn nổi tiếng linh thiêng nên ngay cả trong quá khứ xa xưa, đói kém liên miên nhưng bà con dân tộc Thái ở đây vẫn đặc biệt tôn thờ đàn cá trong ao. Có người gọi đó là Pa phạ (cá trời), cũng có người gọi đó là Pa phi (cá ma). Nhưng dù là cá trời hay cá ma thì bà con ở đây vẫn “kính nhi viễn chi” với hang cá đó.
Ông Bình chỉ vị trí hang cá thầnĐất trời trừng phạt
Những người già ở hai bản Tra và Xa Căn chẳng biết cái hang cá ấy có từ bao giờ nhưng nó cứ nhung nhúc cá, quẫy đạp òm òm. Những ngày hang đầy nước, nhìn cá nhảy múa mà thấy thèm nhưng chẳng ai dám đụng đến một cái vảy cá ấy. Ai muốn xem cá cũng chỉ dám mang ít ngô, thóc đến ném xuống để nhìn cá ăn cho vui. Dẫu bụng có đói thì cũng phải nhịn vì cha truyền, con nối ở đây chưa ai dám bắt cá trong 2 cái hang đó.
Ấy vậy mà có kẻ dám liều mạng mang thuốc nổ đến tận hang hòng thâu tóm nguồn lợi cực lớn từ hang cá thần này. Ông Bình kể tiếp: Cách đây đã đến vài chục năm, cũng vào mùa hè như thế này, có 2 người Kinh ở bản Mai Tiên trong xã đã vác về đây 2 quả mìn lớn. Họ tuyên bố chẳng có cá ma, cá thần gì hết, cứ đặt quả mìn vào miệng hang này thì thánh thần thành món nhắm hết, dân bản không tin thì cứ ra mà xem. Rồi họ loay hoay đặt mìn, tính toán tọa độ sao cho hiệu quả nhất và chiều dài dây cháy chậm cho đảm bảo an toàn. Khoảng 4h chiều thì họ cho cháy dây mìn.
Chỉ lát sau, một tiếng nổ lớn vang lên rung động cả núi rừng, đất đá, cá mú bay lên mù mịt. Những kẻ liều mạng đánh mìn và cả những người dân bản hiếu kỳ đến xem còn chưa kịp hoàn hồn sau tiếng nổ thì chẳng hiểu sao mây đen, gió lốc từ đâu ùn ùn kéo tới đặc kín bản. Lốc xoáy từng cơn rít trên đầu như ông trời đang nổi cơn tam bành. Mưa bão ném xuống mặt đất những hạt lớn rát buốt da. Gió vặn cây rừng ào ào như có cả ngàn con trăn gió trong cơn điên loạn tràn về… Khủng khiếp quá, tất cả tháo chạy lấy thân.
2 người đánh mìn mấy phút trước còn cứng tay, mạnh mồm đến vậy nhưng cũng bị chết đứng mấy phút vì sự thay đổi đột ngột của đất trời. Rồi như chợt hiểu ra điều gì vừa xuất hiện, họ cũng quăng hết đồ đạc, bỏ cả chiến lợi phẩm, cắm đầu cắm cổ chạy về nhà. Ấy vậy nhưng về đến bản thì đã có đến mấy cái nhà bị bão táp quật cho tơi bời, nhẹ thì tốc mái, nặng thì sập nát. Một thời gian sau, cả 2 người liều lĩnh đánh mìn hôm ấy đã phải cuốn gói ra đi khỏi bản. Người Xa Căn không biết họ đi đâu không thấy trở lại nữa, cũng chẳng ai dám mở miệng hỏi thêm về chuyện ấy vì nó liên quan đến những điều xui xẻo “chỉ có trời mới biết”.
Kể lại câu chuyện ấy, ông Bình bảo: Hôm sau khi mưa tạnh, gió ngừng, chúng tôi mới dám đứng từ xa nhìn lại cửa hang thấy cá chết trắng xóa, dễ đến vài tạ nhưng chẳng ai dám đến gần chứ đừng nói gì tới nhặt cá. Sau mấy ngày nắng thì cá thối um, hàng tháng mới hết mùi nồng nặc.
Tại UBND xã Mường Bon, anh Mùa A Hờ, Phó Chủ tịch UBND xã cười: “Tôi cũng nghe nói về cái hang cá bí hiểm ấy. Có người bảo cá ấy nướng không chín nhưng tôi không tin. Cứ nướng lên là chín hết. 5-6 năm trước khi chọn đất giáp ranh 2 bản Tra-Xa Căn để lập bản tái định cư Mai Quỳnh, chúng tôi đã phải khoanh vùng, rào hang lại cho an toàn. Có thể cái hang ấy thông với nhánh Nậm Pàn của dòng sông Đà nên cá theo về ở mãi rồi cũng to, cũng nhiều”. Tuy nói vậy nhưng khi được hỏi đã lần nào trực tiếp xuống hang cá chưa thì anh Hờ thật thà cho biết: Mình cũng chỉ dám đứng ngoài nhìn chứ chưa dám xuống tận nơi vì cũng thấy sờ sợ…
Căn nhà sàn của cụ Lò Thị Yên nằm sâu trong thung lũng Xa Căn. Năm nay cụ đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng được cái trí nhớ còn minh mẫn lắm. Cụ không nói được tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ người con của cụ phiên dịch giúp. Hỏi đến chuyện Pa Phi – theo tiếng Thái nghĩa là cá ma – cụ Yên giật mình thon thót. Cụ giơ đôi tay gầy guộc lên xua xua trước mặt người khách lạ với ánh mắt hốt hoảng: Cá ma đấy, không ai được bắt đâu. Ai dám xuống hang động đó bắt cá sẽ bị Giàng bắt vạ đấy. Sống qua gần trăm mùa rẫy nên cụ đã từng chứng kiến bao chuyện thăng trầm về miền đất xa ngái này. Ngày xưa, rừng Xa Căn rộng bát ngát, thú hoang nhiều vô kể. Đêm đêm, cọp còn về dưới gầm nhà sàn bắt trâu bò của bà con. Cuộc sống của người Thái khi ấy trông vào rừng nhiều hơn là làm nương rẫy. Dưới ách cai trị của các quan phìa tạo, bà con thường xuyên thiếu ăn. Vậy mà chẳng ai dám bắt cá về ăn.
Cụ Yên kể tiếp, nước ở miệng hang luôn đầy ặc và trong xanh. Cá ra ăn hàng đàn. Chúng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp như nêm cối vậy. Mỗi khi mùa lũ về, cá lại kéo đến nhiều hơn. Loại cá đó có màu sắc rất khác với những con cá mà bà con bắt được trên sông Đà. Con nào cũng to đẫy đà, dài bằng nửa cái đòn gánh với đủ các màu sắc khác nhau. Hồi nhỏ, cụ Yên đã từng được người lớn dẫn ra xem. Mỗi khi giở trời là lũ cá lên hàng đàn, trông thích mắt lắm. Cái miệng hang rộng bằng gian nhà mà cá cứ chất đầy. Xung quanh hang đá là những cây cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát choán ngợp cả miệng hang động. Người già bảo, đó là cá của trời nên chẳng ai dám bắt về ăn. Ai thích xem cá chỉ việc mang nắm ngô ra vứt xuống cửa hang là đàn cá nối nhau thành hàng lên đớp mồi.
Cái hang đá này bắt nguồn từ đâu, ngay cả những người cao tuổi nhất của bản Xa Căn cũng không biết. Chỉ biết rằng, trước đây rừng rậm còn giữ được thì mực nước cửa hang luôn đầy. Ông Lò Văn Bình, ở bản Xa Căn cũng là người có nhiều kỷ niệm với cái hang cá thần này. Hồi nhỏ, ông thường thả trâu ở bên triền núi. Thi thoảng mấy cậu mục đồng nổi hứng rủ nhau ra xem hang cá thần. Do đến nơi này nhiều nên ông rất thông thạo đường đi của hang động này. Cách cửa hang khoảng 300m về phía Bắc cũng có 1 cái cửa hang mà nước cứ đùn ra suốt ngày. Cửa hang này rộng bằng cái chuồng trâu, cá cũng nổi lên hàng đàn. Mỗi khi ông cùng mấy đứa bạn chăn trâu xuống xem đều phải đi rất cẩn thận vì có đôi rắn hổ mang dài mấy mét, chúng suốt ngày đu mình trên cây cổ thụ trước cửa hang. Ông Bình có về hỏi người già trong bản, các cụ bảo: Đôi rắn này bảo vệ hang cá thần đấy. Quả nhiên, khi ấy chẳng ai dám lại gần cửa hang vì lo rắn cắn. Ông Bình cho rằng, cửa hang này nối thông với 2 miệng hang rộng ở trên núi. Bởi lẽ loại cá ở 2 cửa hang này rất giống nhau. Chúng ra ban ngày, đêm lại chui vào hang, con nào cũng có màu sắc sặc sỡ. Có thể hang động này ăn thông với hang Pa Phi phía trên. Khi ông lớn lên, tham gia kháng chiến, trở lại quê hương thì không thấy đôi rắn thần đâu nữa, suối cá khi ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Quả thực khi nhắc tới hang Pa Phi, người dân nào ở Mường Bon cũng tỏ thái độ rất thành kính. Họ coi đó là hang thiêng nên mới có nhiều loại cá lạ mắt đến thế. Chẳng thế mà không ai dám bắt về ăn. Hang cá thần này vốn nổi tiếng linh thiêng nên ngay cả trong quá khứ xa xưa, đói kém liên miên nhưng bà con dân tộc Thái ở đây vẫn đặc biệt tôn thờ đàn cá trong ao. Có người gọi đó là Pa phạ (cá trời), cũng có người gọi đó là Pa phi (cá ma). Nhưng dù là cá trời hay cá ma thì bà con ở đây vẫn “kính nhi viễn chi” với hang cá đó.
Ông Bình chỉ vị trí hang cá thần
Những người già ở hai bản Tra và Xa Căn chẳng biết cái hang cá ấy có từ bao giờ nhưng nó cứ nhung nhúc cá, quẫy đạp òm òm. Những ngày hang đầy nước, nhìn cá nhảy múa mà thấy thèm nhưng chẳng ai dám đụng đến một cái vảy cá ấy. Ai muốn xem cá cũng chỉ dám mang ít ngô, thóc đến ném xuống để nhìn cá ăn cho vui. Dẫu bụng có đói thì cũng phải nhịn vì cha truyền, con nối ở đây chưa ai dám bắt cá trong 2 cái hang đó.
Ấy vậy mà có kẻ dám liều mạng mang thuốc nổ đến tận hang hòng thâu tóm nguồn lợi cực lớn từ hang cá thần này. Ông Bình kể tiếp: Cách đây đã đến vài chục năm, cũng vào mùa hè như thế này, có 2 người Kinh ở bản Mai Tiên trong xã đã vác về đây 2 quả mìn lớn. Họ tuyên bố chẳng có cá ma, cá thần gì hết, cứ đặt quả mìn vào miệng hang này thì thánh thần thành món nhắm hết, dân bản không tin thì cứ ra mà xem. Rồi họ loay hoay đặt mìn, tính toán tọa độ sao cho hiệu quả nhất và chiều dài dây cháy chậm cho đảm bảo an toàn. Khoảng 4h chiều thì họ cho cháy dây mìn.
Chỉ lát sau, một tiếng nổ lớn vang lên rung động cả núi rừng, đất đá, cá mú bay lên mù mịt. Những kẻ liều mạng đánh mìn và cả những người dân bản hiếu kỳ đến xem còn chưa kịp hoàn hồn sau tiếng nổ thì chẳng hiểu sao mây đen, gió lốc từ đâu ùn ùn kéo tới đặc kín bản. Lốc xoáy từng cơn rít trên đầu như ông trời đang nổi cơn tam bành. Mưa bão ném xuống mặt đất những hạt lớn rát buốt da. Gió vặn cây rừng ào ào như có cả ngàn con trăn gió trong cơn điên loạn tràn về… Khủng khiếp quá, tất cả tháo chạy lấy thân.
2 người đánh mìn mấy phút trước còn cứng tay, mạnh mồm đến vậy nhưng cũng bị chết đứng mấy phút vì sự thay đổi đột ngột của đất trời. Rồi như chợt hiểu ra điều gì vừa xuất hiện, họ cũng quăng hết đồ đạc, bỏ cả chiến lợi phẩm, cắm đầu cắm cổ chạy về nhà. Ấy vậy nhưng về đến bản thì đã có đến mấy cái nhà bị bão táp quật cho tơi bời, nhẹ thì tốc mái, nặng thì sập nát. Một thời gian sau, cả 2 người liều lĩnh đánh mìn hôm ấy đã phải cuốn gói ra đi khỏi bản. Người Xa Căn không biết họ đi đâu không thấy trở lại nữa, cũng chẳng ai dám mở miệng hỏi thêm về chuyện ấy vì nó liên quan đến những điều xui xẻo “chỉ có trời mới biết”.
Kể lại câu chuyện ấy, ông Bình bảo: Hôm sau khi mưa tạnh, gió ngừng, chúng tôi mới dám đứng từ xa nhìn lại cửa hang thấy cá chết trắng xóa, dễ đến vài tạ nhưng chẳng ai dám đến gần chứ đừng nói gì tới nhặt cá. Sau mấy ngày nắng thì cá thối um, hàng tháng mới hết mùi nồng nặc.
Tại UBND xã Mường Bon, anh Mùa A Hờ, Phó Chủ tịch UBND xã cười: “Tôi cũng nghe nói về cái hang cá bí hiểm ấy. Có người bảo cá ấy nướng không chín nhưng tôi không tin. Cứ nướng lên là chín hết. 5-6 năm trước khi chọn đất giáp ranh 2 bản Tra-Xa Căn để lập bản tái định cư Mai Quỳnh, chúng tôi đã phải khoanh vùng, rào hang lại cho an toàn. Có thể cái hang ấy thông với nhánh Nậm Pàn của dòng sông Đà nên cá theo về ở mãi rồi cũng to, cũng nhiều”. Tuy nói vậy nhưng khi được hỏi đã lần nào trực tiếp xuống hang cá chưa thì anh Hờ thật thà cho biết: Mình cũng chỉ dám đứng ngoài nhìn chứ chưa dám xuống tận nơi vì cũng thấy sờ sợ…