1 Hiến giác mạc - Hạnh phúc nhân đôi Sun Sep 05, 2010 11:46 am
thanhbinhqt1993
Đại học
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, trung bình mỗi ngày có từ 1-3 bệnh nhân đăng ký chờ ghép giác mạc. Riêng khoa Kết giác mạc, lượng bệnh nhân bị loét, thủng giác mạc, chữa bằng thuốc không khỏi đang chờ ghép tại khoa lúc nào cũng khoảng 10 người, số người đăng ký ghép đang chờ tại gia đình khoảng 800 người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về giác mạc, trong đó đa phần do các nguyên nhân từ chấn thương mắt, viêm loét giác mạc, loạn dưỡng bẩm sinh (di truyền), bỏng giác mạc... hay có một số người bị những biến chứng sau phẫu thuật mắt. Giác mạc là lớp màng trong suốt nằm ngoài cùng nhãn cầu, phía trước tròng đen. Giác mạc giống như lớp kính trong suốt đón ánh sáng từ bên ngoài vào, giúp chúng ta có thể nhìn thấy thế giới xung quanh.
Cho đến nay, biện pháp điều trị duy nhất là ghép giác mạc. Nếu không được ghép, người bệnh sẽ bị mù vĩnh viễn. Kỹ thuật này đã được thực hiện ở Việt Nam từ lâu và tỷ lệ thành công là 95%. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng (20-25 phút) không ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức tang lễ của gia đình người hiến. Hiện tại, luật định và thủ tục đăng ký hiến tặng giác mạc ở nước ta khá đơn giản. Tất cả những người từ 18 tuổi trở lên đều có thể đăng ký hiến giác mạc sau khi qua đời.
Nắm bắt được yêu cầu đó, năm 2005, Ngân hàng Mắt thuộc BV Mắt Trung ương bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, gần 2 năm sau, tháng 4-2007 mới có người Việt Nam đầu tiên hiến giác mạc, đó là một cụ bà 83 tuổi ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hai mảnh giác mạc của bà đã được Bệnh viện Mắt Trung ương tiến hành ghép thành công cho chị Nguyễn Thị Khuy (40 tuổi, Đắc Lắc) và chị Lê Thị Tuyết (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trước đây, hai bệnh nhân này đều bị mù do hỏng giác mạc. Từ đó đến nay, tính đến ngày 8-10-2009, Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã thu nhận được giác mạc của 56 người hiến trên 7 tỉnh/ thành phố, tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình, một con số quá nhỏ.
Ngoài sự tài trợ của tổ chức ORBIS (khoảng 100 giác mạc/năm), nguồn giác mạc để ghép hiện nay chỉ trông chờ vào sự tự nguyện hiến tặng của cộng đồng. Nếu như hiến giác mạc nói riêng và hiến mô tạng nói chung khá phổ biến trên thế giới thì đối với Việt Nam, nó vẫn còn khá lạ lẫm. Luật hiến tặng mô tạng Mỹ đã có cách đây 60 năm, ở các nước khác cũng hàng chục năm, trong khi ở Việt Nam, luật này mới có hiệu lực từ 7-2007. Người dân vẫn có quan niệm không muốn đụng chạm đến người đã khuất, “chết là phải toàn thây”…
Tiến hành ghép giác mạc cho bệnh nhân
Được sự hỗ trợ của ORBIS, trong suốt thời gian qua, Hội chữ thập đỏ các quận huyện, tại 10 tỉnh thành phố trên cả nước đã tăng cường mở rộng mạng lưới tình nguyện viên đi tuyên truyền phong trào hiến giác mạc để thay đổi tư tưởng của mỗi người. Con số gần 2.000 người cả nước đăng ký hiến giác mạc, trong đó riêng Hà Nội hơn 900 người là thành tích vận động trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên gồm hơn 400 y bác sĩ của BV Mắt Trung ương cũng đã đăng ký hiến giác mạc.
Việc hiến tặng giác mạc mang ý nghĩa nhân đạo cao cả, phù hợp với truyền thống đạo lý, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc. Giác mạc của người tặng sẽ đem lại ánh sáng cho những người mù, đó có thể là một cháu bé vài tháng tuổi hay cụ già mong được nhìn thấy con cháu. Cũng vì lẽ đó, mỗi người dân hãy vận động người thân, gia đình đăng ký hiến giác mạc. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ngân hàng mắt là 2 cầu nối giữa người hiến tặng và người cần được ghép giác mạc. Địa chỉ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (68 Bà Triệu, điện thoại: 04.38229971) và Ngân hàng Mắt - BV Mắt Trung ương (điện thoại: 04.39454799). Ngay sau khi người đăng ký hiến qua đời, người thân và gia đình cần gọi điện ngay cho Ngân hàng mắt - BV Mắt Trung ương, vì giác mạc chỉ có thể có tác dụng trong vòng 6-8 tiếng.
Cho đến nay, biện pháp điều trị duy nhất là ghép giác mạc. Nếu không được ghép, người bệnh sẽ bị mù vĩnh viễn. Kỹ thuật này đã được thực hiện ở Việt Nam từ lâu và tỷ lệ thành công là 95%. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng (20-25 phút) không ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức tang lễ của gia đình người hiến. Hiện tại, luật định và thủ tục đăng ký hiến tặng giác mạc ở nước ta khá đơn giản. Tất cả những người từ 18 tuổi trở lên đều có thể đăng ký hiến giác mạc sau khi qua đời.
Nắm bắt được yêu cầu đó, năm 2005, Ngân hàng Mắt thuộc BV Mắt Trung ương bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, gần 2 năm sau, tháng 4-2007 mới có người Việt Nam đầu tiên hiến giác mạc, đó là một cụ bà 83 tuổi ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hai mảnh giác mạc của bà đã được Bệnh viện Mắt Trung ương tiến hành ghép thành công cho chị Nguyễn Thị Khuy (40 tuổi, Đắc Lắc) và chị Lê Thị Tuyết (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trước đây, hai bệnh nhân này đều bị mù do hỏng giác mạc. Từ đó đến nay, tính đến ngày 8-10-2009, Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã thu nhận được giác mạc của 56 người hiến trên 7 tỉnh/ thành phố, tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình, một con số quá nhỏ.
Ngoài sự tài trợ của tổ chức ORBIS (khoảng 100 giác mạc/năm), nguồn giác mạc để ghép hiện nay chỉ trông chờ vào sự tự nguyện hiến tặng của cộng đồng. Nếu như hiến giác mạc nói riêng và hiến mô tạng nói chung khá phổ biến trên thế giới thì đối với Việt Nam, nó vẫn còn khá lạ lẫm. Luật hiến tặng mô tạng Mỹ đã có cách đây 60 năm, ở các nước khác cũng hàng chục năm, trong khi ở Việt Nam, luật này mới có hiệu lực từ 7-2007. Người dân vẫn có quan niệm không muốn đụng chạm đến người đã khuất, “chết là phải toàn thây”…
Tiến hành ghép giác mạc cho bệnh nhân
Được sự hỗ trợ của ORBIS, trong suốt thời gian qua, Hội chữ thập đỏ các quận huyện, tại 10 tỉnh thành phố trên cả nước đã tăng cường mở rộng mạng lưới tình nguyện viên đi tuyên truyền phong trào hiến giác mạc để thay đổi tư tưởng của mỗi người. Con số gần 2.000 người cả nước đăng ký hiến giác mạc, trong đó riêng Hà Nội hơn 900 người là thành tích vận động trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ nhân viên gồm hơn 400 y bác sĩ của BV Mắt Trung ương cũng đã đăng ký hiến giác mạc.
Việc hiến tặng giác mạc mang ý nghĩa nhân đạo cao cả, phù hợp với truyền thống đạo lý, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc. Giác mạc của người tặng sẽ đem lại ánh sáng cho những người mù, đó có thể là một cháu bé vài tháng tuổi hay cụ già mong được nhìn thấy con cháu. Cũng vì lẽ đó, mỗi người dân hãy vận động người thân, gia đình đăng ký hiến giác mạc. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ngân hàng mắt là 2 cầu nối giữa người hiến tặng và người cần được ghép giác mạc. Địa chỉ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (68 Bà Triệu, điện thoại: 04.38229971) và Ngân hàng Mắt - BV Mắt Trung ương (điện thoại: 04.39454799). Ngay sau khi người đăng ký hiến qua đời, người thân và gia đình cần gọi điện ngay cho Ngân hàng mắt - BV Mắt Trung ương, vì giác mạc chỉ có thể có tác dụng trong vòng 6-8 tiếng.