1 Những điều sâu kín của ông "trùm" vùng biên Phương "Ninh Hột": "Khôn ngoan không lại với... giời" Sun Oct 31, 2010 5:10 pm
congchung1993
Trung học phổng thông
“Chiến dịch" gỗ sưa
Phải nói rằng Vung là người rất tôn trọng lời hứa. Sau cả ngày tất bật với công việc, Vung vẫn không quên lời hứa hôm trước rằng sẽ kể tiếp cho tôi nghe về những thăng trầm đi suốt một thời hoàng kim của ông "trùm" Phương "Ninh Hột". Vung bảo: "Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng mình. Hơn nữa, tôi sắp sang Trung Quốc làm ăn với bạn bè, chắc khó gặp lại". Và, thể hiện mình là người rất rành địa bàn, Vung cùng một nhóm cửu vạn đưa chúng tôi đến khu vực đồn Biên phòng 11, nơi có nhiều núi đồi tiếp giáp Trung Quốc.
Trăng giữa tháng như cái đĩa bạc to tròn neo trên đỉnh núi. Sương bắt đầu lan ra lảng bảng như khói mỏng quẩn quanh những nếp nhà lúp xúp của đồng bào Sán Chỉ. Tới ngã ba Lục Chắn (thuộc địa phận xã Hải Sơn, Móng Cái), Vung bảo đây chính là nơi đã xảy ra vụ trọng án liên quan đến việc hai anh em nhà "Hột" phải đối mặt với án tử hình. Gần khu vực này có bến tự tạo vận chuyển hàng theo đường sông mà "trùm" Phương "Ninh Hột" gần như độc quyền hoạt động. Một số mặt hàng quý hiếm, cấm xuất khẩu như gỗ sưa, cá sấu, tê tê bị "soi" nghiêm ngặt, nhưng những thứ đó, nếu đã là hàng của "trùm" phương “Ninh Hột” thì vẫn dễ dàng qua bên kia biên giới.
Theo Vung và một số người từng chứng kiến hoạt động buôn bán của Phương "Ninh Hột": Thời điểm những năm 2006 - 2007, khi gỗ sưa - một loại gỗ rất quý vẫn là một cái tên rất lạ đối với phần lớn người dân Việt Nam bởi sự quý hiếm và đắt đỏ thì Phương "Ninh Hột" đã có trong tay tới vài conterner. Tại Hà Nội, chỉ một cây gỗ sưa đường kính khoảng 20cm bị mất có giá trị hàng tỷ đồng và trở thành tâm điểm để người ta bàn tán. Sở dĩ gỗ sưa trở nên quý hiếm là do có thông tin cho rằng, từ xưa giới quý tộc Trung Quốc, Hồng Kông thường dùng loại gỗ này để ướp xác sau khi tạ thế. Còn ở lĩnh vực buôn bán, giới mafia nghiền gỗ sưa thành bột, cô đặc rồi pha trộn với ma tuý theo một tỷ lệ nhất định để kiếm lời.
Ông “Trùm” Phương “Ninh hột”
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ gỗ sưa rất lớn của phía Trung Quốc, Phương huy động vốn của một số bạn thân rồi đứng ra làm đại lý thu mua gỗ sưa do tất cả các đầu mối đổ về và độc quyền mặt hàng này tại cửa khẩu Đông Bắc, gọi là "chiến dịch" gỗ sưa. Nguồn gỗ sưa Phương mua được chủ yếu từ Lào, khu vực Tây Nguyên còn số ít do bọn trộm cuỗm được ở một số tỉnh, thành phố. Mỗi ki -lô-gam gỗ sưa có giá tới hàng triệu đồng. Các đầu mối thu gom, buôn bán gỗ sưa có sức cạnh tranh đều bị Phương hạ gục hết. Phương đã thẳng thắn tuyên bố với các chủ buôn rằng, nếu Phương không mua được thì không ai mua được. Thực tế, C.L - một chủ hàng được xếp vào diện "tay chơi" vùng biên cũng đành ngậm đắng chào thua sau khi thuyền chở gỗ sưa của anh ta bị bắt trên sông. Tất cả các nguồn gỗ về đến cửa khẩu Móng Cái đều vào tay Phương, bởi người bán không bán được, người mua không dám mua hoặc ai muốn chuyển hàng sang bên kia buộc phải để "trùm" bao biên với giá cắt cổ, có trường hợp phải trả tới 70 triệu đồng một xe hàng với số lượng không đáng kể. Bởi thế, chỉ trong thời gian ngắn, lợi nhuận do "chiến dịch" gỗ sưa và bao biên gỗ sưa đã đem lại cho "trùm" cũng như một số bạn hàng cả ở Việt Nam lẫn Trung Quốc số tiền kếch xù: Khoảng 150 tỷ đồng, tương đương với gần 8 triệu USD thời điểm đó.
Vung đưa chúng tôi đi lòng vòng rồi dừng lại bên chân một quả đồi thấp, gần đường mòn rẽ vào bến tự tạo thuộc xã Hải Sơn. Trăng vừa vượt qua đám mây, tôi nhìn rõ hơn khuôn mặt bầu bĩnh như con gái của một thanh niên cửu vạn quê Thái Bình được Vung đưa đi cùng. Anh ta kể: Sau hàng loạt phi vụ làm ăn với những mánh khoé hại người, nhiều người dân vùng biên dù giàu lòng vị tha cũng không thể giảm thiểu được lòng trắc ẩn hay nhìn nhận Phương "Ninh Hột" với cái nhìn bình thường được. Bởi thời điểm ấy, qua dư luận và qua chính những người làm công, làm sao Phương không nghe được những bức xúc của bao người xung quanh về mình. Nhưng vì đồng tiền, Phương bất chấp tất cả. Rồi cũng một dạo sau "chiến dịch" gỗ sưa, cả thành phố vùng biên bé nhỏ lại xôn xao về chuyện ông "trùm'' Phương "Ninh Hột" phải trả giá cho những mánh khoé của mình. Rằng, sau khi "đánh" hàng sang Trung Quốc, nhưng mặt hàng gỗ sưa lại đột ngột trượt giá do nhu cầu của phía Trung Quốc giảm xuống, trước lúc ông "trùm" bị bắt, lượng gỗ sưa tồn đọng bên Trung Quốc trị giá khoảng 100 tỷ đồng. Tuy số tiền đó không chỉ của riêng Phương "Ninh Hột", nhưng cũng đã cảnh báo "dây đen" bắt đầu bủa vây sự nghiệp ông "trùm".
Cá sấu "bơi" qua vùng biên
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Vung kể: Cá sấu là mặt hàng cấm nhưng không biết từ đâu vẫn liên tục dồn về Móng Cái với khối lượng không nhỏ. Việc xuất khẩu mặt hàng cá sấu theo ngạch chính thống là không thể, trừ một số trường hợp đặc biệt phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ký với mục đích rõ ràng cũng như giấy tiếp nhận của Trung Quốc. Có những chủ hàng sau khi gom được cá sấu chở về Móng Cái, sẵn sàng bỏ 30 - 40 triệu đồng để được "bao" một xe hàng chỉ từ 2 - 4 tấn, qua biên giới nhưng không ai dám làm. Tuy nhiên, riêng đối với Phương "Ninh Hột", kể từ trước đến khi bị bắt, mỗi tháng, khoảng 10 - 15 xe cá sấu của hắn vẫn dễ dàng... bơi tuột sang Trung Quốc. Nguồn cá sấu Phương gom được từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và Lào.
Hầu hết những người từng làm ăn và quan hệ với ông "trùm" Phương "Ninh Hột" đều biết dù ở lĩnh vực kinh doanh nào, Phương cũng đều ngoi lên, đều vơ tiền về bằng cách sát phạt bạn hàng. Bề ngoài, "trùm" Phương "Ninh Hột" ra vẻ rất hể hả với những người cũng "chạy" mặt hàng cá sấu không chỉ ở địa bàn Móng Cái, nhưng trong thâm tâm hắn thường trực ý nghĩ thôn tính các bạn hàng để thống lĩnh mặt hàng lợi nhuận béo bở này. Phương và đám tay chân khéo léo gây thiện cảm để biết được lịch trình của họ. Khi hàng cá sấu của các chủ buôn trên đường ra cửa khẩu Móng Cái, Phương đi báo cơ quan chức năng bắt hàng của họ. Sau nhiều lần bị rơi vào bẫy, các chủ hàng trở nên trắng tay và nếu muốn gỡ gạc kiếm miếng ăn nuôi con, không còn cách nào khác, các chủ hàng buộc phải chuyển hàng cá sấu qua tay "trùm" Phương "Ninh Hột". Đương nhiên, số tiền lời họ được hưởng sẽ ít hơn Phương rất nhiều. Chỉ riêng mặt hàng cá sấu, trung bình mỗi tháng, ông "trùm" vùng biên Đông Bắc đã thu tới bạc tỷ.
Nghe nói, sau những cú áp phe thu gần chục triệu USD từ hàng cấm, Phương "Ninh Hột" ráo riết đầu tư mở trang trại nuôi cá sấu, ba ba, rắn... tại nhiều tỉnh, thành và buôn đồng xuyên biên giới. Nhưng, khi đã "dính" dây đen thì khó mà vùng ra được...
NHÓM PV ĐIỀU TRA
Phải nói rằng Vung là người rất tôn trọng lời hứa. Sau cả ngày tất bật với công việc, Vung vẫn không quên lời hứa hôm trước rằng sẽ kể tiếp cho tôi nghe về những thăng trầm đi suốt một thời hoàng kim của ông "trùm" Phương "Ninh Hột". Vung bảo: "Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng mình. Hơn nữa, tôi sắp sang Trung Quốc làm ăn với bạn bè, chắc khó gặp lại". Và, thể hiện mình là người rất rành địa bàn, Vung cùng một nhóm cửu vạn đưa chúng tôi đến khu vực đồn Biên phòng 11, nơi có nhiều núi đồi tiếp giáp Trung Quốc.
Trăng giữa tháng như cái đĩa bạc to tròn neo trên đỉnh núi. Sương bắt đầu lan ra lảng bảng như khói mỏng quẩn quanh những nếp nhà lúp xúp của đồng bào Sán Chỉ. Tới ngã ba Lục Chắn (thuộc địa phận xã Hải Sơn, Móng Cái), Vung bảo đây chính là nơi đã xảy ra vụ trọng án liên quan đến việc hai anh em nhà "Hột" phải đối mặt với án tử hình. Gần khu vực này có bến tự tạo vận chuyển hàng theo đường sông mà "trùm" Phương "Ninh Hột" gần như độc quyền hoạt động. Một số mặt hàng quý hiếm, cấm xuất khẩu như gỗ sưa, cá sấu, tê tê bị "soi" nghiêm ngặt, nhưng những thứ đó, nếu đã là hàng của "trùm" phương “Ninh Hột” thì vẫn dễ dàng qua bên kia biên giới.
Theo Vung và một số người từng chứng kiến hoạt động buôn bán của Phương "Ninh Hột": Thời điểm những năm 2006 - 2007, khi gỗ sưa - một loại gỗ rất quý vẫn là một cái tên rất lạ đối với phần lớn người dân Việt Nam bởi sự quý hiếm và đắt đỏ thì Phương "Ninh Hột" đã có trong tay tới vài conterner. Tại Hà Nội, chỉ một cây gỗ sưa đường kính khoảng 20cm bị mất có giá trị hàng tỷ đồng và trở thành tâm điểm để người ta bàn tán. Sở dĩ gỗ sưa trở nên quý hiếm là do có thông tin cho rằng, từ xưa giới quý tộc Trung Quốc, Hồng Kông thường dùng loại gỗ này để ướp xác sau khi tạ thế. Còn ở lĩnh vực buôn bán, giới mafia nghiền gỗ sưa thành bột, cô đặc rồi pha trộn với ma tuý theo một tỷ lệ nhất định để kiếm lời.
Ông “Trùm” Phương “Ninh hột”
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ gỗ sưa rất lớn của phía Trung Quốc, Phương huy động vốn của một số bạn thân rồi đứng ra làm đại lý thu mua gỗ sưa do tất cả các đầu mối đổ về và độc quyền mặt hàng này tại cửa khẩu Đông Bắc, gọi là "chiến dịch" gỗ sưa. Nguồn gỗ sưa Phương mua được chủ yếu từ Lào, khu vực Tây Nguyên còn số ít do bọn trộm cuỗm được ở một số tỉnh, thành phố. Mỗi ki -lô-gam gỗ sưa có giá tới hàng triệu đồng. Các đầu mối thu gom, buôn bán gỗ sưa có sức cạnh tranh đều bị Phương hạ gục hết. Phương đã thẳng thắn tuyên bố với các chủ buôn rằng, nếu Phương không mua được thì không ai mua được. Thực tế, C.L - một chủ hàng được xếp vào diện "tay chơi" vùng biên cũng đành ngậm đắng chào thua sau khi thuyền chở gỗ sưa của anh ta bị bắt trên sông. Tất cả các nguồn gỗ về đến cửa khẩu Móng Cái đều vào tay Phương, bởi người bán không bán được, người mua không dám mua hoặc ai muốn chuyển hàng sang bên kia buộc phải để "trùm" bao biên với giá cắt cổ, có trường hợp phải trả tới 70 triệu đồng một xe hàng với số lượng không đáng kể. Bởi thế, chỉ trong thời gian ngắn, lợi nhuận do "chiến dịch" gỗ sưa và bao biên gỗ sưa đã đem lại cho "trùm" cũng như một số bạn hàng cả ở Việt Nam lẫn Trung Quốc số tiền kếch xù: Khoảng 150 tỷ đồng, tương đương với gần 8 triệu USD thời điểm đó.
Vung đưa chúng tôi đi lòng vòng rồi dừng lại bên chân một quả đồi thấp, gần đường mòn rẽ vào bến tự tạo thuộc xã Hải Sơn. Trăng vừa vượt qua đám mây, tôi nhìn rõ hơn khuôn mặt bầu bĩnh như con gái của một thanh niên cửu vạn quê Thái Bình được Vung đưa đi cùng. Anh ta kể: Sau hàng loạt phi vụ làm ăn với những mánh khoé hại người, nhiều người dân vùng biên dù giàu lòng vị tha cũng không thể giảm thiểu được lòng trắc ẩn hay nhìn nhận Phương "Ninh Hột" với cái nhìn bình thường được. Bởi thời điểm ấy, qua dư luận và qua chính những người làm công, làm sao Phương không nghe được những bức xúc của bao người xung quanh về mình. Nhưng vì đồng tiền, Phương bất chấp tất cả. Rồi cũng một dạo sau "chiến dịch" gỗ sưa, cả thành phố vùng biên bé nhỏ lại xôn xao về chuyện ông "trùm'' Phương "Ninh Hột" phải trả giá cho những mánh khoé của mình. Rằng, sau khi "đánh" hàng sang Trung Quốc, nhưng mặt hàng gỗ sưa lại đột ngột trượt giá do nhu cầu của phía Trung Quốc giảm xuống, trước lúc ông "trùm" bị bắt, lượng gỗ sưa tồn đọng bên Trung Quốc trị giá khoảng 100 tỷ đồng. Tuy số tiền đó không chỉ của riêng Phương "Ninh Hột", nhưng cũng đã cảnh báo "dây đen" bắt đầu bủa vây sự nghiệp ông "trùm".
Cá sấu "bơi" qua vùng biên
Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Vung kể: Cá sấu là mặt hàng cấm nhưng không biết từ đâu vẫn liên tục dồn về Móng Cái với khối lượng không nhỏ. Việc xuất khẩu mặt hàng cá sấu theo ngạch chính thống là không thể, trừ một số trường hợp đặc biệt phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ký với mục đích rõ ràng cũng như giấy tiếp nhận của Trung Quốc. Có những chủ hàng sau khi gom được cá sấu chở về Móng Cái, sẵn sàng bỏ 30 - 40 triệu đồng để được "bao" một xe hàng chỉ từ 2 - 4 tấn, qua biên giới nhưng không ai dám làm. Tuy nhiên, riêng đối với Phương "Ninh Hột", kể từ trước đến khi bị bắt, mỗi tháng, khoảng 10 - 15 xe cá sấu của hắn vẫn dễ dàng... bơi tuột sang Trung Quốc. Nguồn cá sấu Phương gom được từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và Lào.
Hầu hết những người từng làm ăn và quan hệ với ông "trùm" Phương "Ninh Hột" đều biết dù ở lĩnh vực kinh doanh nào, Phương cũng đều ngoi lên, đều vơ tiền về bằng cách sát phạt bạn hàng. Bề ngoài, "trùm" Phương "Ninh Hột" ra vẻ rất hể hả với những người cũng "chạy" mặt hàng cá sấu không chỉ ở địa bàn Móng Cái, nhưng trong thâm tâm hắn thường trực ý nghĩ thôn tính các bạn hàng để thống lĩnh mặt hàng lợi nhuận béo bở này. Phương và đám tay chân khéo léo gây thiện cảm để biết được lịch trình của họ. Khi hàng cá sấu của các chủ buôn trên đường ra cửa khẩu Móng Cái, Phương đi báo cơ quan chức năng bắt hàng của họ. Sau nhiều lần bị rơi vào bẫy, các chủ hàng trở nên trắng tay và nếu muốn gỡ gạc kiếm miếng ăn nuôi con, không còn cách nào khác, các chủ hàng buộc phải chuyển hàng cá sấu qua tay "trùm" Phương "Ninh Hột". Đương nhiên, số tiền lời họ được hưởng sẽ ít hơn Phương rất nhiều. Chỉ riêng mặt hàng cá sấu, trung bình mỗi tháng, ông "trùm" vùng biên Đông Bắc đã thu tới bạc tỷ.
Nghe nói, sau những cú áp phe thu gần chục triệu USD từ hàng cấm, Phương "Ninh Hột" ráo riết đầu tư mở trang trại nuôi cá sấu, ba ba, rắn... tại nhiều tỉnh, thành và buôn đồng xuyên biên giới. Nhưng, khi đã "dính" dây đen thì khó mà vùng ra được...
NHÓM PV ĐIỀU TRA