1 Lửa Đắng vẫn hời hợt và "nhút nhát" Sun Oct 31, 2010 5:15 pm
congchung1993
Trung học phổng thông
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí sau khi tác phẩm Lửa Đắng xuất bản, các nhân vật từ Luật đời – cha và con đã đi đến tận cùng tính cách và số phận của mình. Đọc cả Luật đời – cha và con, cả Lửa Đắng, tôi không thấy như vậy.
>>Từ Lửa Đắng ngẫm về bệnh "ăn bẩn" của công chức có quyền
>>Tiểu thuyết Lửa Đắng - Bức tranh tha hoá quyền lực
LTS: Sau khi đăng bài viết giới thiệu tiểu thuyết Lửa Đắng của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, Tuần Việt Nam đã nhận được nhiều phản hồi đa chiều từ phía độc giả. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu góc nhìn riêng của một độc giả về cuốn tiểu thuyết này. Mời quí vị độc giả cùng theo dõi và thảo luận thêm TẠI ĐÂY.
Là một độc giả đã đón đọc cuốn sách ngay khi mới "ra lò" (năm 2008) tôi có cảm tưởng rằng lửa đắng vẫn chưa đắng đủ độ, chưa chua chát như mong đợi của khán giả về cuốn thiểu thuyết này.
1. Đúng là, tác giả có con mắt sáng, có tấm lòng trong, nhìn được nhiều vấn đề, tỉ mẩn nhặt nhạnh, ghi nhớ để làm chất liệu cho tác phẩm, giải quyết các nút thắt một cách rất có hậu. Song, thiết nghĩ, một tác phẩm, để đạt đến hiệu ứng cực đại của nó, cần phải đi xa hơn việc khơi ra, mở ra vấn đề, cần phải làm thế nào đánh mạnh được vào nhận thức và cảm xúc của người đọc, khiến người ta phải đau đáu, suy ngẫm và hành động.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Ảnh: Thể thao văn hoá.Tác giả cũng chỉ "dám" dừng ở việc nêu ra và mô tả lại, phản ánh hiện thực thông qua nhận thức của nhân vật. Có một điều đánh mạnh được vào cảm xúc của độc giả hơn, làm người ta đau hơn, nhức nhối hơn, đó là số phận nhân vật thì tác giả lại khá giản đơn.
Với cái kết truyện giống như kết cấu thông thường của truyện cổ tích: người tốt được ghi nhận, kẻ xấu phải trả giá... làm độc giả thở phào nhẹ nhõm nhưng cũng chẳng suy nghĩ thêm nhiều.
Nếu có suy nghĩ thêm, sẽ là sự hoài nghi, bởi thực tế nghiệt ngã, có phải lúc nào cũng có những kết thúc có hậu như thế không? Đọc sách, có thể hốt hoảng vì một lúc nào đó những người tốt bị đày đoạ, thăng trầm. Nhưng lại bình tâm vì sóng gió sẽ qua, vẫn có những người tốt khác, có quyền, có tâm, có tầm làm chỗ dựa. Người đọc có thể nghĩ, những vấn đề nhức nhối của truyện thì gần cuộc đời thực mà những điều tốt đẹp thì lại xa vì có vẻ "lãng mạn" và "lý tưởng".
Tác giả trả lời phỏng vấn báo chí sau khi tác phẩm xuất bản là ở Lửa Đắng, các nhân vật từ Luật đời - cha và con đã đi đến tận cùng tính cách và số phận của mình. Đọc cả Luật đời - cha và con, cả Lửa Đắng, tôi không thấy như vậy.
Truyện kết thúc khi Trần Kiên được sự tín nhiệm của trên, vừa làm Bí thư, vừa làm Chủ tịch quận. Giả thiết đặt ra là chặng đường tiếp theo của Kiên liệu có xuôi chèo mát mái.
Một cán bộ như Kiên liệu có thể có lúc nào đó đi sai đường, có thể do anh không vượt qua được những phút yếu lòng, có thể từ những sức ép từ trên xuống, từ dưới lên, từ những phức tạp và biến động khôn lường của đời sống. Liệu rồi một ông Bí thư Thành uỷ, hay một ông Tổng Bí thư đáng kính như thế có mãi ở đó để làm chỗ dựa tinh thần cho anh thực hiện lý tưởng sống của mình?
Giả thiết rằng, một ông Tổng Bí thư khác, không được như Tổng bí thư trong truyện. Giả thiết rằng, một ông Trân - Bí thư thành uỷ, không còn được như thế nữa. Thì sao nhỉ?
Gấp sách lại, tôi ao ước những nhân vật như Tổng bí thư, như ông Trân, như Trần Kiên bước ra ngoài đời thực, có thể nhìn đâu cũng thấy.
2. Cảm tưởng về tác giả là mắt có sáng, lòng có trong, nhưng bút vẫn còn thiếu sắc. Hoặc có thể, ông là người cố tình hiền lành đi để giới hạn mình trong sự an toàn. Có phải đó là sự nhạy cảm chính trị của một người đã từng làm báo, làm quản lý báo chí và là một nhà văn - đảng viên?
Mong rằng, tác giả sẽ viết tiếp một Luật đời thứ ba hay một Lửa Đắng phần hai. Đẩy số phận nhân vật đi đến tận cùng. Truyện sẽ dữ dội và thuyết phục hơn nếu khắc hoạ được tính cách nhân vật phải tự đấu tranh từ trong chính bản thân nó, phải vật vã vượt qua những hệ luỵ của một cơ chế còn nhiều bất cập, thậm chí có lúc thất bại đến bi kịch. Có thể bất nhẫn, khiến độc giả phải đau xót, nhưng đi tận cùng nỗi đau, nỗi nhức nhối, là sự trăn trở, là suy ngẫm, đấy cũng là cách thể hiện tư tưởng, thái độ và quan điểm của tác giả và tác phẩm rõ ràng, quyết liệt và thuyết phục hơn.
Vả lại, khi văn học "gần" với đời hơn, những gì mà người đọc còn "thòm thèm", còn chưa "thoả mãn" sẽ được giải quyết. Nó sẽ khiến người ta dừng lại lâu hơn để ngẫm nghĩ sau khi gấp trang sách lại. Như vậy, chắc cần tác giả phải đanh đá hơn, bớt hiền lành và yếu lòng đi để nhìn thẳng vào nỗi đau của những người thuộc phe thiện.
Hơn nữa, Lửa Đắng còn rất nhiều đất để "vỡ hoang". Tuyến nhân vật "người lơ lớ", "người ngoài hành tinh" vẫn còn có thể khai thác triệt để và sắc nhọn hơn. Một số nhân vật đã được xây dựng chỉ là nhân vật phụ có thể đẩy lên thành chính yếu để tiếp tục khắc hoạ một hiện thực ngổn ngang, một cơ thể chính trị - xã hội với nhiều đốt hoại tử của nó, làm rõ những căn bệnh thời đại hiển lộ trong họ, đưa được vào tác phẩm nhiều vấn đề nóng, mới nảy sinh trong vài năm gần đây.
Tôi cho rằng, Lửa Đắng là tác phẩm không gây nhiều tranh cãi. Viết thêm và đẩy Lửa Đắng đi xa hơn, nhiều vấn đề đụng chạm, nhạy cảm nữa mới có thể gây tranh cãi hay làm chấn động dư luận.
>>Từ Lửa Đắng ngẫm về bệnh "ăn bẩn" của công chức có quyền
>>Tiểu thuyết Lửa Đắng - Bức tranh tha hoá quyền lực
LTS: Sau khi đăng bài viết giới thiệu tiểu thuyết Lửa Đắng của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, Tuần Việt Nam đã nhận được nhiều phản hồi đa chiều từ phía độc giả. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu góc nhìn riêng của một độc giả về cuốn tiểu thuyết này. Mời quí vị độc giả cùng theo dõi và thảo luận thêm TẠI ĐÂY.
Là một độc giả đã đón đọc cuốn sách ngay khi mới "ra lò" (năm 2008) tôi có cảm tưởng rằng lửa đắng vẫn chưa đắng đủ độ, chưa chua chát như mong đợi của khán giả về cuốn thiểu thuyết này.
1. Đúng là, tác giả có con mắt sáng, có tấm lòng trong, nhìn được nhiều vấn đề, tỉ mẩn nhặt nhạnh, ghi nhớ để làm chất liệu cho tác phẩm, giải quyết các nút thắt một cách rất có hậu. Song, thiết nghĩ, một tác phẩm, để đạt đến hiệu ứng cực đại của nó, cần phải đi xa hơn việc khơi ra, mở ra vấn đề, cần phải làm thế nào đánh mạnh được vào nhận thức và cảm xúc của người đọc, khiến người ta phải đau đáu, suy ngẫm và hành động.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Ảnh: Thể thao văn hoá.Tác giả cũng chỉ "dám" dừng ở việc nêu ra và mô tả lại, phản ánh hiện thực thông qua nhận thức của nhân vật. Có một điều đánh mạnh được vào cảm xúc của độc giả hơn, làm người ta đau hơn, nhức nhối hơn, đó là số phận nhân vật thì tác giả lại khá giản đơn.
Với cái kết truyện giống như kết cấu thông thường của truyện cổ tích: người tốt được ghi nhận, kẻ xấu phải trả giá... làm độc giả thở phào nhẹ nhõm nhưng cũng chẳng suy nghĩ thêm nhiều.
Nếu có suy nghĩ thêm, sẽ là sự hoài nghi, bởi thực tế nghiệt ngã, có phải lúc nào cũng có những kết thúc có hậu như thế không? Đọc sách, có thể hốt hoảng vì một lúc nào đó những người tốt bị đày đoạ, thăng trầm. Nhưng lại bình tâm vì sóng gió sẽ qua, vẫn có những người tốt khác, có quyền, có tâm, có tầm làm chỗ dựa. Người đọc có thể nghĩ, những vấn đề nhức nhối của truyện thì gần cuộc đời thực mà những điều tốt đẹp thì lại xa vì có vẻ "lãng mạn" và "lý tưởng".
Tác giả trả lời phỏng vấn báo chí sau khi tác phẩm xuất bản là ở Lửa Đắng, các nhân vật từ Luật đời - cha và con đã đi đến tận cùng tính cách và số phận của mình. Đọc cả Luật đời - cha và con, cả Lửa Đắng, tôi không thấy như vậy.
Truyện kết thúc khi Trần Kiên được sự tín nhiệm của trên, vừa làm Bí thư, vừa làm Chủ tịch quận. Giả thiết đặt ra là chặng đường tiếp theo của Kiên liệu có xuôi chèo mát mái.
Một cán bộ như Kiên liệu có thể có lúc nào đó đi sai đường, có thể do anh không vượt qua được những phút yếu lòng, có thể từ những sức ép từ trên xuống, từ dưới lên, từ những phức tạp và biến động khôn lường của đời sống. Liệu rồi một ông Bí thư Thành uỷ, hay một ông Tổng Bí thư đáng kính như thế có mãi ở đó để làm chỗ dựa tinh thần cho anh thực hiện lý tưởng sống của mình?
Giả thiết rằng, một ông Tổng Bí thư khác, không được như Tổng bí thư trong truyện. Giả thiết rằng, một ông Trân - Bí thư thành uỷ, không còn được như thế nữa. Thì sao nhỉ?
Gấp sách lại, tôi ao ước những nhân vật như Tổng bí thư, như ông Trân, như Trần Kiên bước ra ngoài đời thực, có thể nhìn đâu cũng thấy.
2. Cảm tưởng về tác giả là mắt có sáng, lòng có trong, nhưng bút vẫn còn thiếu sắc. Hoặc có thể, ông là người cố tình hiền lành đi để giới hạn mình trong sự an toàn. Có phải đó là sự nhạy cảm chính trị của một người đã từng làm báo, làm quản lý báo chí và là một nhà văn - đảng viên?
Mong rằng, tác giả sẽ viết tiếp một Luật đời thứ ba hay một Lửa Đắng phần hai. Đẩy số phận nhân vật đi đến tận cùng. Truyện sẽ dữ dội và thuyết phục hơn nếu khắc hoạ được tính cách nhân vật phải tự đấu tranh từ trong chính bản thân nó, phải vật vã vượt qua những hệ luỵ của một cơ chế còn nhiều bất cập, thậm chí có lúc thất bại đến bi kịch. Có thể bất nhẫn, khiến độc giả phải đau xót, nhưng đi tận cùng nỗi đau, nỗi nhức nhối, là sự trăn trở, là suy ngẫm, đấy cũng là cách thể hiện tư tưởng, thái độ và quan điểm của tác giả và tác phẩm rõ ràng, quyết liệt và thuyết phục hơn.
Vả lại, khi văn học "gần" với đời hơn, những gì mà người đọc còn "thòm thèm", còn chưa "thoả mãn" sẽ được giải quyết. Nó sẽ khiến người ta dừng lại lâu hơn để ngẫm nghĩ sau khi gấp trang sách lại. Như vậy, chắc cần tác giả phải đanh đá hơn, bớt hiền lành và yếu lòng đi để nhìn thẳng vào nỗi đau của những người thuộc phe thiện.
Hơn nữa, Lửa Đắng còn rất nhiều đất để "vỡ hoang". Tuyến nhân vật "người lơ lớ", "người ngoài hành tinh" vẫn còn có thể khai thác triệt để và sắc nhọn hơn. Một số nhân vật đã được xây dựng chỉ là nhân vật phụ có thể đẩy lên thành chính yếu để tiếp tục khắc hoạ một hiện thực ngổn ngang, một cơ thể chính trị - xã hội với nhiều đốt hoại tử của nó, làm rõ những căn bệnh thời đại hiển lộ trong họ, đưa được vào tác phẩm nhiều vấn đề nóng, mới nảy sinh trong vài năm gần đây.
Tôi cho rằng, Lửa Đắng là tác phẩm không gây nhiều tranh cãi. Viết thêm và đẩy Lửa Đắng đi xa hơn, nhiều vấn đề đụng chạm, nhạy cảm nữa mới có thể gây tranh cãi hay làm chấn động dư luận.