1 KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI ĐH Fri Feb 25, 2011 2:49 pm
hongngoc
Mầm non
Chỉ còn vài tháng nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 sẽ diễn ra. Xin giới thiệu một số ý kiến của các thủ khoa, á khoa trong kỳ thi trước về kinh nghiệm làm bài thi đạt điểm cao.
Ngô Chí Hiếu, thủ khoa trường đại học Bách khoa TP.HCM, năm 2009: Để bước vào kỳ thi đại học phải chuẩn bị một quá trình lâu dài, về kiến thức và kỹ năng làm bài thi. Vì vậy, những ngày cận thi thế này không nên quá lo lắng, học ngày học đêm, quên ăn uống nghỉ ngơi vì kiến thức “nạp” cũng khó vào đầu được. Thay vào đó nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi, hệ thống lại những phần mình cảm nhận là còn thiếu hay chưa rõ.
Còn khi đã vào phòng thi chắc ai cũng run, mình cũng vậy. Nhưng lúc đó mình xác định run cũng chả giải quyết được việc gì, hít thở thật sâu và bắt đầu nghĩ tới mình phải làm bài thi, không cần quan tâm gì khác.
Khi làm bài thi, đặc biệt là môn toán, nên làm câu một trước. Đây là câu dễ nhất nên khi mình làm câu này tốt, tâm lý dành cho những câu sau sẽ rất thoải mái. Còn những câu trắc nghiệm, không cần phải làm theo trình tự mà câu nào dễ, chắc ăn thì làm trước, câu nào khó hơn cứ để lại, khi làm xong những câu khác thì dành thời gian suy nghĩ thêm rồi hãy làm. Khi làm bài thi cần đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn.
Lý Phương Thảo, á khoa trường đại học Khoa học tự nhiên, năm 2009:
Khi làm bài thi thường dễ bị áp lực thời gian, khi đó nếu không bình tĩnh sẽ dễ nhầm lẫn hoặc quên đột xuất. Vì vậy, những ngày ôn thi cần làm nhiều đề thi thử, tự kiểm tra kiến thức và căn thời gian xem mình làm được bao nhiêu điểm.
Với môn lý, hoá cần nắm công thức, công thức mở rộng. Môn toán cần lưu ý trong mỗi đề thi sẽ có một câu bất đẳng thức, câu này khó và nên để lại sau cùng. Tâm lý của thí sinh là chưa làm được thì cố làm xong mới qua câu khác nên gặp câu bất đẳng thức này nếu không làm được, cứ loay hoay vừa mất thời gian, mất điểm.
Những ngày này cần dành nhiều để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tự tạo áp lực cho mình. Đặc biệt những bạn ở tỉnh xa, cần tìm hiểu đường sá đi lại, thời gian đến trường thi và chỗ ăn uống. Vì thay đổi môi trường sống nên dễ gặp bỡ ngỡ, nếu chuẩn bị tốt cũng sẽ giúp làm bài thi thoải mái hơn.
Võ Thị Thuỷ, thủ khoa trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm 2009:
Vì văn – sử – địa là những môn xã hội, thiên về tự luận nên lượng kiến thức rất nhiều. Vì vậy mỗi môn phải có những cách riêng để học, không nên tham kiến thức mà học lan man.
Chẳng hạn môn văn cần nắm rõ tác giả, tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm. Có sự liên hệ hoàn cảnh sáng tác. Muốn vậy không có cách nào khác là phải đọc, đọc thực sự chứ không qua loa đại khái. Đọc kỹ thì sau này làm bài thi sẽ tránh được lẫn lộn nhân vật, tác phẩm.
Cần nắm rõ nội dung, nghệ thuật tác giả muốn gửi đến cho người đọc là gì. Với thơ, cần chia bài thơ thành bố cục, nắm ý đại thể của từng đoạn thơ, mối liên hệ từng đoạn thơ là gì.
Còn môn sử cần chia theo giai đoạn để học thì sẽ không bị khớp. Trong quá trình học cũng cần chú ý đến mối liên hệ của lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới. Môn địa cần nắm rõ bảy vùng miền của Việt Nam, đặc điểm, lợi thế của từng vùng miền. Ngoài ra cần rèn luyện kỹ năng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, vì kinh nghiệm những năm vừa rồi, năm nào cũng có câu hỏi có yêu cầu kỹ năng của thí sinh.
Trong quá trình làm bài thi, cần đọc đề kỹ, sau đó cân nhắc câu nào dễ, câu nào khó, câu nào nhiều điểm câu nào ít điểm hơn để ưu tiên làm. Muốn vậy cần viết đề cương trước khi làm bài. Bí quyết ăn điểm của tôi là ngoài đảm bảo kiến thức, việc đưa ra những nhận định, phát hiện cá nhân đối với tác phẩm là rất cần thiết.
Có một điều nữa tôi muốn chia sẻ với các bạn học sinh ở tỉnh, là vì mới đến thành phố thi sẽ có tâm lý bỡ ngỡ, lo lắng. Đó là lo lắng chỗ ăn ở, đi lại. Điều này dễ khắc phục vì bây giờ có nhiều lực lượng tình nguyện giúp đỡ. Lo lắng thứ hai là tâm lý học ở tỉnh sẽ khó đấu lại các bạn học sinh ở thành phố. Lo lắng này là sai vì kiến thức được dạy cùng một chương trình, cùng một cuốn sách thì ai nắm rõ kiến thức thì sẽ đậu, không kể ở thành phố hay vùng quê.
Ngô Chí Hiếu, thủ khoa trường đại học Bách khoa TP.HCM, năm 2009: Để bước vào kỳ thi đại học phải chuẩn bị một quá trình lâu dài, về kiến thức và kỹ năng làm bài thi. Vì vậy, những ngày cận thi thế này không nên quá lo lắng, học ngày học đêm, quên ăn uống nghỉ ngơi vì kiến thức “nạp” cũng khó vào đầu được. Thay vào đó nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi, hệ thống lại những phần mình cảm nhận là còn thiếu hay chưa rõ.
Còn khi đã vào phòng thi chắc ai cũng run, mình cũng vậy. Nhưng lúc đó mình xác định run cũng chả giải quyết được việc gì, hít thở thật sâu và bắt đầu nghĩ tới mình phải làm bài thi, không cần quan tâm gì khác.
Khi làm bài thi, đặc biệt là môn toán, nên làm câu một trước. Đây là câu dễ nhất nên khi mình làm câu này tốt, tâm lý dành cho những câu sau sẽ rất thoải mái. Còn những câu trắc nghiệm, không cần phải làm theo trình tự mà câu nào dễ, chắc ăn thì làm trước, câu nào khó hơn cứ để lại, khi làm xong những câu khác thì dành thời gian suy nghĩ thêm rồi hãy làm. Khi làm bài thi cần đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn.
Lý Phương Thảo, á khoa trường đại học Khoa học tự nhiên, năm 2009:
Khi làm bài thi thường dễ bị áp lực thời gian, khi đó nếu không bình tĩnh sẽ dễ nhầm lẫn hoặc quên đột xuất. Vì vậy, những ngày ôn thi cần làm nhiều đề thi thử, tự kiểm tra kiến thức và căn thời gian xem mình làm được bao nhiêu điểm.
Với môn lý, hoá cần nắm công thức, công thức mở rộng. Môn toán cần lưu ý trong mỗi đề thi sẽ có một câu bất đẳng thức, câu này khó và nên để lại sau cùng. Tâm lý của thí sinh là chưa làm được thì cố làm xong mới qua câu khác nên gặp câu bất đẳng thức này nếu không làm được, cứ loay hoay vừa mất thời gian, mất điểm.
Những ngày này cần dành nhiều để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tự tạo áp lực cho mình. Đặc biệt những bạn ở tỉnh xa, cần tìm hiểu đường sá đi lại, thời gian đến trường thi và chỗ ăn uống. Vì thay đổi môi trường sống nên dễ gặp bỡ ngỡ, nếu chuẩn bị tốt cũng sẽ giúp làm bài thi thoải mái hơn.
Võ Thị Thuỷ, thủ khoa trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm 2009:
Vì văn – sử – địa là những môn xã hội, thiên về tự luận nên lượng kiến thức rất nhiều. Vì vậy mỗi môn phải có những cách riêng để học, không nên tham kiến thức mà học lan man.
Chẳng hạn môn văn cần nắm rõ tác giả, tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm. Có sự liên hệ hoàn cảnh sáng tác. Muốn vậy không có cách nào khác là phải đọc, đọc thực sự chứ không qua loa đại khái. Đọc kỹ thì sau này làm bài thi sẽ tránh được lẫn lộn nhân vật, tác phẩm.
Cần nắm rõ nội dung, nghệ thuật tác giả muốn gửi đến cho người đọc là gì. Với thơ, cần chia bài thơ thành bố cục, nắm ý đại thể của từng đoạn thơ, mối liên hệ từng đoạn thơ là gì.
Còn môn sử cần chia theo giai đoạn để học thì sẽ không bị khớp. Trong quá trình học cũng cần chú ý đến mối liên hệ của lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới. Môn địa cần nắm rõ bảy vùng miền của Việt Nam, đặc điểm, lợi thế của từng vùng miền. Ngoài ra cần rèn luyện kỹ năng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, vì kinh nghiệm những năm vừa rồi, năm nào cũng có câu hỏi có yêu cầu kỹ năng của thí sinh.
Trong quá trình làm bài thi, cần đọc đề kỹ, sau đó cân nhắc câu nào dễ, câu nào khó, câu nào nhiều điểm câu nào ít điểm hơn để ưu tiên làm. Muốn vậy cần viết đề cương trước khi làm bài. Bí quyết ăn điểm của tôi là ngoài đảm bảo kiến thức, việc đưa ra những nhận định, phát hiện cá nhân đối với tác phẩm là rất cần thiết.
Có một điều nữa tôi muốn chia sẻ với các bạn học sinh ở tỉnh, là vì mới đến thành phố thi sẽ có tâm lý bỡ ngỡ, lo lắng. Đó là lo lắng chỗ ăn ở, đi lại. Điều này dễ khắc phục vì bây giờ có nhiều lực lượng tình nguyện giúp đỡ. Lo lắng thứ hai là tâm lý học ở tỉnh sẽ khó đấu lại các bạn học sinh ở thành phố. Lo lắng này là sai vì kiến thức được dạy cùng một chương trình, cùng một cuốn sách thì ai nắm rõ kiến thức thì sẽ đậu, không kể ở thành phố hay vùng quê.