1 kINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM Fri Feb 25, 2011 2:58 pm
hongngoc
Mầm non
Những câu hỏi dạng trắc nghiệm thường được cài “bẫy”. Các em cần biết cách vượt qua những trở ngại này. (Mẹo nhỏ thôi)
Môn Sinh:
Chú ý các câu “cài bẫy” Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”… vì có rất nhiều “bẫy” trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ “sập bẫy”.
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án “đúng”, khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu “đúng” để tìm một câu “sai” phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.
Môn Tiếng Anh: Các “chiến lược” đạt điểm cao
Phần đọc hiểu: Đề thi Tiếng Anh thường có từ 1 đến 2 bài đọc, chiếm tỷ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Nhiều TS mất điểm oan khi làm bài đọc do một số lỗi sau: cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn. Dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ra ngay đáp án phù hợp. Làm theo thứ tự câu hỏi thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành. Chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ, dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Những dạng câu hỏi này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding… hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do(es)not refer…
Phần câu hỏi ngữ âm: Phần thi này chỉ có 5 câu nhưng lại chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm bài thi. Khi làm phần này, nếu TS không đọc bật hơi (phát thành tiếng) các từ vựng thì khó xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra cách đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn.
Chọn phương án sát nghĩa với câu cho sẵn: Phần thi này đòi hỏi kỹ năng viết câu đúng của TS, thường chiếm tỷ lệ từ 8-15% tổng điểm. Muốn làm tốt, TS cần lưu ý: phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết, do đó về cơ bản thì cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ… cũng thay đổi theo. Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised… TS cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu, phân tích các mệnh đề chính, qua đó tìm ra ý nghĩa của câu, so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp.
Môn Sinh:
Chú ý các câu “cài bẫy” Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên TS cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”… vì có rất nhiều “bẫy” trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ “sập bẫy”.
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án “đúng”, khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu “đúng” để tìm một câu “sai” phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập thì làm nháp nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác.
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi, phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian xác định đáp án thì tốt hơn cả nên áp dụng xác suất theo linh cảm đúng của mình.
Môn Tiếng Anh: Các “chiến lược” đạt điểm cao
Phần đọc hiểu: Đề thi Tiếng Anh thường có từ 1 đến 2 bài đọc, chiếm tỷ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Nhiều TS mất điểm oan khi làm bài đọc do một số lỗi sau: cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn. Dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ra ngay đáp án phù hợp. Làm theo thứ tự câu hỏi thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành. Chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ, dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Những dạng câu hỏi này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding… hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do(es)not refer…
Phần câu hỏi ngữ âm: Phần thi này chỉ có 5 câu nhưng lại chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm bài thi. Khi làm phần này, nếu TS không đọc bật hơi (phát thành tiếng) các từ vựng thì khó xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra cách đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn.
Chọn phương án sát nghĩa với câu cho sẵn: Phần thi này đòi hỏi kỹ năng viết câu đúng của TS, thường chiếm tỷ lệ từ 8-15% tổng điểm. Muốn làm tốt, TS cần lưu ý: phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết, do đó về cơ bản thì cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ… cũng thay đổi theo. Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised… TS cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu, phân tích các mệnh đề chính, qua đó tìm ra ý nghĩa của câu, so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp.